Theo như những nguồn thông tin được tìm hiểu và xác thực, yến huyết là loại tổ yến có màu đỏ sẫm hoặc nâu đỏ. Yến huyết có giá trị chất dinh dưỡng rất cao và rất quý hiếm.
Trong nhân gian, nhiều người nhận định rằng yến huyết có được từ nước bọt của chim yến tiết ra cùng với máu trong quá trình lao động. Nhưng đây là nhận định hoàn toàn sai, trong máu có thành phần nguyên tố sắt (Fe) khá cao, khi máu tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ xảy ra phản ứng hóa học, máu sẽ đong lại và có màu đen chứ không có màu nâu đỏ hay đỏ sẫm như yến huyết.
Khoa học hiện đại ngày nay đã chỉ ra trong tổ yến có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với lượng protein lên tới 45 – 55%. Trong đó có tới 18 loại axit amin, tiêu biểu có axit aspartic 4,7%, proline 5,3% là 2 loại acid amin có tác dụng tái tạo tế bào các cơ, mô và da.
Chất threonine trong tổ yến huyết giúp hỗ trợ hình thành collagen và elastin là hai chất tái cấu trúc da; kết hợp với glycine có thể giúp người sử dụng ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, giảm vết tàn nhang, vết nám, bảo vệ da và giúp cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Trong khi đó, chất tryptophan là acid amin giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh.
Ngoài ra trong yến huyết còn có các thành phần như phenylalanine – giúp cải thiện trí nhớ; threonine – cải thiện các vấn đề về gan; histidine – hỗ trợ các vấn đề đường ruột; leucine – điều chỉnh lượng đường trong máu và methionine – phòng chống bệnh viêm khớp. Đặc biệt còn có acid syalic và tyrosine giúp người bệnh ung thư phục hồi nhanh chóng sau khi xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.
Không chỉ vậy trong yến huyết còn có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalanine với khả năng tăng cường trí nhớ; tăng dẫn truyền xung động thần kinh; tăng khả năng hấp thụ vitamin D trong ánh sáng mặt trời; có glucosamine giúp người bệnh phục hồi sụn bao khớp khi thoái hóa khớp.
Yến huyết lần đầu tiên được tìm thấy trong một số hang động tự nhiên từ những nước cơ bản nằm ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Sau khi được các nhà khoa học ra và nghiên cứu, quan điểm về yến huyết được hình thành từ máu và nước bọt của yến tiết ra là hoàn toàn sai. Từ đó, những suy luận dần đi theo hướng do môi trường cũng như điều kiện thiên nhiên tác động.
Đầu tiên một số tổ yến huyết vẫn có màu trắng thông thường, vẫn là tổ của chim yến, thông qua thời gian kết hợp với một số yếu tố tự nhiên, khí hậu trong hang động, vách đá (có thể trong nhà yến được thiết kế) sẽ được hình thành.
Những yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng tích cực đến quá trình hình thành nên yết huyết. Do đó những thành phần dưỡng chất có trong yến huyết cũng đa dạng và phong phú. Hợp chất hữu cơ, bao gồm protein, axit amin và những chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe lúc sử dụng bắt buộc yến huyết trở thành vua của những mẫu tổ yến, có thành phần dưỡng chất, công dụng tốt hơn, chức năng chăm sóc sức khỏe cao hơn.
Quá trình hình thành yến huyết có sự xác tác từ các nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, có thể tìm hiểu thông qua phản ứng hóa học dưới đây. Màu đỏ của yến huyết là do có sự phản ứng hóa học của khí amoniac (NH3) có trong phân yến lâu ngày tại những hang động, thành tường.
Ta có thể thực hiện phương trình hóa học như sau:
Phương trình hóa học 1: 2NH3 + 3O2 —> 2HNO2 + 2H2O (có chất xúc tác là vi khuẩn nitrosomonas).
Phương trình hóa học 2: 2HNO2 + O2 —> 2HNO3 (Có chất xúc tác là vi khuẩn notrospira).
Ở cả hai phản ứng trong các phương trình, đều có điều kiện xảy ra là trong không khí có oxy nên thời gian phản ứng của phương trình 1 sẽ xảy ra nhanh hơn so với thời gian phản ứng 2. Do đó, dù vô tình hay hữu ý, các nhà nuôi yến sẽ tạo môi trường tổ yến có sự ô nhiễm NH3 từ phân chim bằng cách hạn chế thường xuyên vệ sinh nơi chim yến thường làm tổ.
Nếu nhà làm bằng cách này thì tổ yến thường có màu đỏ từ dưới chân và lan dần lên trên toàn tổ. Thông thường, yến huyết sẽ được thu hoạch trong thời gian khoảng từ 3-4 tháng với màu đỏ một phần chân hoặc toàn tổ.